Di sản Sahure

Thời Cổ vương quốc

Di sản mà Sahure để lại cho các triều đại sau đó chính là giáo phái thờ cúng của chính bản thân ông, nó vẫn tiếp tục tồn tại đến cuối thời kỳ Cổ vương quốc, khoảng 300 năm sau khi ông qua đời. Đã có tổng cộng 22 điền trang được thành lập để sản xuất những của cải cần thiết dành cho giáo phái này[67]. Một số tư tế phụng sự giáo phái này hoặc ngôi đền thờ mặt trời của Sahure dưới vương triều thứ 5 và thứ 6 sau đó đã được các nhà nghiên cứu biết đến nhờ vào những dòng chữ khắc và đồ tạo tác được tìm thấy trong các ngôi mộ của họ ở Saqqara và Abusir:[70]

  • Atjema: tư tế tại ngôi đền mặt trời của Sahure dưới vương triều thứ 6.[71]
  • Khuyemsnewy: tư tế phụng sự giáo phái thờ cúng Sahure dưới thời trị vì của Neferirkare KakaiNyuserre Ini. Ông ta cũng là tư tế của thần RaHathor trong ngôi đền mặt trời của Neferirkare, tư tế của Neferirkare, tư tế trong phức hợp kim tự tháp của Nyuserre IniNeferirkare Kakai, ngoài ra còn là Quan giám sát hai kho thóc [72].
  • Nikare: tư tế của giáo phái thờ cúng Sahure và Quan giám sát các ký lục của kho thóc dưới vương triều thứ 5.[73]
  • Senewankh: tư tế của giáo phái thờ cúng Userkaf và Sahure, ông ta được chôn cất trong một mastaba ở Saqqara[74].
  • Sedaug: tư tế của giáo phái thờ cúng Sahure, tư tế của thần Ra trong ngôi đền mặt trời của Userkaf, được chôn ở Giza.[75]
  • Tepemankh: tư tế của giáo phái thờ cúng các vị vua thuộc vương triều thứ 4 và đầu vương triều thứ 5 bao gồm cả Userkaf và Sahure, ông ta được chôn cất trong một mastaba ở Abusir[76][77][78]

Một di sản khác của Sahure đó là khu phức hợp kim tự tháp của ông: cách bố trí của nó đã trở thành khuôn mẫu cho các khu phức hợp kim tự tháp sau này của thời kỳ Cổ vương quốc và một số yếu tố kiến ​​trúc của nó, ví dụ như các cột trụ hình cây cọ đã trở thành hình mẫu tiêu chuẩn của kiến ​​trúc Ai Cập[18][79][note 6]

Thời Trung Vương quốc

Bức tượng của Sahure ngồi trên ngai vàng được tạc theo chiếu chỉ của Senusret I.

Vào giai đoạn đầu thời kỳ Trung Vương quốc, khoảng đầu vương triều thứ 12 (1991-1802 TCN), pharaon Senusret I (1971-1926 TCN) đã ra lệnh cho tạc một bức tượng của vua Sahure. Bức tượng này được đặt tại ngôi đền Karnak và nó có thể thuộc về một nhóm các bức chân dung của các vị vua đã khuất[81][note 7].

Bức tượng của Sahure, ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai CậpCairo (mã số CG 42004), được tạc từ đá granit đen và có chiều cao là 50 cm (20 in). Sahure được khắc họa là đang ngồi trên ngai vàng, ông mặc một chiếc váy xếp và đội một bộ tóc giả xoăn tròn. Cả hai bên của chiếc ngai vàng đều khắc dòng chữ ghi lại rằng tác phẩm này là một bức chân dung của Sahure và nó được tạo ra theo chiếu chỉ của vua Senusret I.[83]

Một dấu hiệu khác cho thấy Sahure đã không bị lãng quên theo thời gian vào thời kỳ Trung vương quốc đó là cuộn giấy cói Westcar, nó được viết dưới thời kỳ vương triều thứ 12. Cuộn giấy cói này kể lại câu chuyện huyền thoại về nguồn gốc của vương triều thứ 5, nó ghi lại rằng các vị vua Userkaf, Sahure và Neferirkare Kakai là ba anh em ruột, họ là con của thần Ra với một người phụ nữ tên là Rededjet.[24]

Thời Tân vương quốc và sau này

Vì là một vị vua đã khuất, Sahure vẫn tiếp tục được thờ cúng dưới thời kỳ Tân Vương Quốc. Điều này được xác thực một cách rõ ràng nhất thông qua bản "danh sách vua Karnak", một bản danh sách các tổ tiên của hoàng gia được chạm khắc trên những bức tường của ngôi đền Karnak dưới triều đại của vua Thutmose III thuộc vương triều thứ 18. Không giống như các bản danh sách vua Ai Cập cổ đại khác, các vị vua trong bản danh sách này không được liệt kê theo thứ tự thời gian. Bởi vì nội dung chủ định của bản danh sách này đơn thuần là về mặt tôn giáo chứ không phải là mang ý nghĩa lịch sử: mục đích của nó là nhằm tôn vinh tên tuổi của các vị vua đã khuất trong ngôi đền Karnak.[81]

Dưới thời kỳ vương triều thứ 19, hoàng tử Khaemwaset, con trai của vua Ramesses II, đã tiến hành trùng tu lại các kim tự tháp và những ngôi đền đã bị sụp đổ trên khắp Ai Cập. Những dòng chữ khắc trên lớp đá phủ bên ngoài bề mặt của kim tự tháp Sahure cho thấy rằng nó được khôi phục vào thời điểm này[70][84]. Điều này có thể là do từ vương triều thứ 18 trở đi, ngôi đền tang lễ của Sahure đã đóng vai trò như là một thánh điện của nữ thần Sekhmet[85]. Vào giai đoạn nửa sau của vương triều thứ 18 và dưới thời kỳ vương triều thứ 19, nhiều du khách đã tới thăm và để lại những dòng chữ khắc,[86]bia đá và các bức tượng ở tại ngôi đền này. Các hoạt động trên dường như vẫn tiếp tục diễn ra ở nơi này trong suốt một thời gian dài, ví dụ như các bức tranh tường ở đây có niên đại thuộc về giai đoạn vương triều thứ 26 (664-525 TCN) cho đến giai đoạn Ptolemaios (332-30 TCN).[70][87]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sahure http://www.britannica.com/EBchecked/topic/180468/a... http://pastpreserversnews.tumblr.com/post/11759870... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www.liebieghaus.de/lh/index.php?StoryID=357 http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://www.cfeetk.cnrs.fr/fichiers/Documents/Resso... http://www.scoop.co.nz/stories/HL0510/S00059.htm http://www.egyptologyforum.org/EEFUrk.html http://www.gizapyramids.org/pdf_library/verner_arc...